Kế hoạch chi tiêu để KHÔNG LIÊU XIÊU

Kế hoạch chi tiêu để KHÔNG LIÊU XIÊU

“Học sinh ở tất cả các cấp học của ngôi nhà chung H.A.S đã được tham gia Chủ đề Quản lý chi tiêu trong môn Hoạt động Trải nghiệm diễn ra từ ngày 06/9/2021 đến ngày 01/10/2021. Tại đó, học sinh sẽ hiểu hơn về giá trị của tiền và làm quen với việc lên kế hoạch chi tiêu trong tương lai.”

Giá trị của tiền trong cuộc sống là điều mà hầu như ai cũng nhận ra. Tiền chính là một phương tiện trao đổi dễ dàng, chúng ta có thể sử dụng đồng tiền để đổi lấy giá trị vật chất mà mình đang cần như thức ăn, quần áo, vật dụng…Nhờ có đồng tiền mà việc trao đổi giá trị vật chất không mất nhiều thời gian, công sức như trước. Dạy trẻ giá trị của đồng tiền còn là một điều mới mẻ với các trường học. Nhiều người nghĩ rằng con cái họ không cần thiết phải được dạy về tiền bạc hoặc phải biết cách tiết kiệm tiền quá sớm. Tuy nhiên, tại H.A.S, chúng tôi cho rằng nếu dạy trẻ học về tiền sớm, trẻ sẽ có nhiều khả năng để đánh giá các giá trị đồng tiền. Lợi ích đầu tiên khi trẻ hiểu về giá trị của tiền bạc là trẻ sẽ có thói quen tiết kiệm tiền, học được cách tiết kiệm cũng như tiêu dùng thông minh. Khi lớn lên, những nền tảng về tiền bạc sẽ giúp trẻ biết cách quản lý chi tiêu, tránh được nợ nần và có kế hoạch tài chính hợp lý. Làm chủ chi tiêu, biết tiết kiệm, học cách kiếm tiền và quyên góp… là những kiến thức trẻ cần được học ngay từ khi còn đi học để thành công sau này.

Xuất phát từ thực tế đó, chủ đề Quản lý chi tiêu trong môn Hoạt động Trải nghiệm của tổ Thực nghiệp mang đến cho học sinh H.A.S những kiến thức và hiểu biết về chi tiêu để giúp cho học sinh có cái nhìn cụ thể hơn về tiền trong của sống. Đặc biệt là với chủ đề này, học sinh H.A.S được phát triển mạnh những năng lực cần thiết: Năng lực thế hệ mới (NGE): tập trung vào phát triển khả năng quản lý chất lượng dự án, kỹ năng thuyết trình, khả năng hợp tác. Từ đó, học sinh sẽ phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn của bản thân để quản lý chi tiêu sao cho hợp lý.

Với mỗi cấp học khác nhau, học sinh được tiếp cận với những vấn đề khác nhau xoay quanh chủ đề Quản lý chi tiêu:

  • Học sinh tiểu học:

+ Học sinh nhận biết về các mệnh giá tiền, vai trò của tiền trong cuộc sống.

+ Học sinh phân biệt được giữa nhu cầu và mong muốn của bản thân trong việc chi tiêu.

+ Học sinh ý thức được về sự tiết kiệm và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.

  • Học sinh THCS/THPT:

+ Học sinh nhận biết được về tiền và những sự lựa chọn liên quan đến tiền.

+ Học sinh hiểu về dòng tiền và cách kiếm ra tiền.

+ Học sinh xác định các tiêu chí mua hàng và lựa chọn sản phẩm dựa trên mong muốn và nhu cầu của bản thân để ứng dụng lập bảng nhu cầu chi tiêu trong một tháng.

Sau khi trải nghiệm chủ đề Quản lý chi tiêu, học sinh H.A.S đã có những hiểu biết nhất định về tiền và vai trò của tiền trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, cũng xác định được nhu cầu và mong muốn của bản thân trong việc chi tiêu.

Điều này được thể hiện rõ trong thời gian tổ chức hoạt động Trung thu vừa qua, học sinh trường H.A.S đã lên kế hoạch chi tiêu Trung thu và tái sử dụng đồ dùng để có một Trung thu tiết kiệm và bổ ích. Từ đó, học sinh sẽ lên được các kế hoạch chi tiêu hợp lý cho bản thân trong tương lai.

Các thầy cô tổ Thực Nghiệp!

Xác định nhu cầu/mong muốn của học sinh Tiểu học H.A.S

Kế hoạch chi tiêu Trung thu của học sinh THCS H.A.S

"Trung thu tiết kiệm"

bfg-tfbw-yxb (2021-09-27 at 07:58 GMT-7)

Video thuyết trình "Kế hoạch chi tiêu"